Thứ Sáu, ngày 12 tháng 6 năm 2020

Xem nhiều

Những nhóm hàng xuất khẩu bước đầu hưởng lợi trong EVFTA

Ngày đăng:20 Tháng Chín, 2020

Chỉ trong khoảng hơn 40 ngày, kể từ thời điểm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam vào thị trường Châu Âu đã có tín hiệu rất tích cực, bước đầu được hưởng lợi theo các cam kết trong EVFTA.

Hàng loạt các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, càphê, chanh leo… đã tăng trưởng xuất sang Liên minh Châu Âu (EU)  theo thỏa thuận trong EVFTA, trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào EU ngay trong tháng 8/2020 đã đạt 350 triệu USD,  tăng 17% so với tháng trước,

Gần đây nhất, ngày 16/9, Bộ NNPTNT đã phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức lễ xuất khẩu cà phê và chanh leo. Tiếp theo, ngày 17/9 tại Bến Tre là lễ xuất khẩu trái cây. Trước đó, đã có lễ xuất khẩu tôm sang EU theo EVFTA tại Ninh Thuận. Gạo, tôm, càphê, trái cây… đang là những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam tại thị trường EU.

(Hình minh họa)

Ngay sau thời điểm EVFTA có hiệu lực, những tác động tích cực đã lan tỏa đến ngành gạo xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80 – 200USD/tấn tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Ước tính trị giá xuất khẩu gạo tháng 8 vừa qua của Việt Nam vào thị trường EU đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng tới 93,5% so với tháng trước và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo các chuyên gia, việc xuất khẩu một số sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam sang thị trường EU không chỉ là thành công bước đầu của chính doanh nghiệp, mà còn là dấu mốc sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam chính thức ghi danh trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh gạo, rau quả tươi Việt Nam cũng được đánh giá đã và đang rộng cửa vào EU kể từ ngày 01/8/2020. Hiện tại, EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ. Ứớc tính, trị giá xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 8 vừa qua đạt 14,7 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt hàng càphê cũng được nhận định có thể gia tăng trị giá xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới khi được giảm thuế suất từ 15% xuống 0%. EU là thị trường tiêu thụ nhiều càphê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu càphê sang EU đạt 1,2 – 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua). Trong tháng 8 vừa qua, giá trị xuất khẩu càphê của Việt Nam sang EU đạt 76 triệu USD, tăng gần 35% so với tháng trước. Trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức hiệu lực có cà phê Buôn Ma Thuột. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành càphê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.

Để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu toàn ngành nông, lâm thủy sản. Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT đã tập trung triển khai tận dụng từng nhóm thị trường xuất khẩu, kể cả những khe hẹp nhất từng thời điểm. Tăng cường xuất khẩu những nhóm hàng có lợi thế và phù hợp trong bối cảnh COVID-19. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu để cân đối cung cầu; nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Dự báo, nếu không có biến động lớn vì đại dịch COVID-19, trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm 2020 sẽ đạt kế hoạch trên 40 tỷ USD.

Quốc Cường

Theo nguồn: https://thuonghieuvaphapluat.vn/nhung-nhom-hang-xuat-khau-buoc-dau-huong-loi-trong-evfta-d35707.html

 

Từ khóa:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dự báo giá xăng dầu giảm tiếp trong kỳ điều chỉnh hôm nay 4/1

Ngày đăng: 5 Tháng Một, 2024

(THPL) – Theo dự báo của một số doanh nghiệp xăng dầu, giá xăng dầu trong nước có thể giảm nhẹ tại kỳ điều chỉnh chiều nay 4/1. Cụ thể, nếu Liên Bộ Tài chính – Công Thương không trích lập quỹ bình ổn, giá xăng có thể giữ nguyên hoặc giảm nhẹ khoảng 100 đồng/lít, còn giá dầu dự báo giảm 300 – 400 đồng/lít,kg.

Việt Nam cần tăng cường truy xuất nguồn gốc trong ngành yến

Ngày đăng: 22 Tháng Mười Một, 2023

(THPL) – Hiện nay, yêu cầu của người tiêu dùng quốc tế về sản phẩm yến ngày càng cao cả về chất lượng và các yếu tố bền vững như truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đến nay, Việt Nam mới chỉ có hơn 4.000 nhà yến đã được cấp mã định danh, khoảng 18% trong tổng số nhà yến. Điều này đòi hỏi nước ta cần tăng cường truy xuất nguồn gốc trong ngành yến.